Ngải cứu trị bệnh gì? Những công dụng của ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây giúp chữa bệnh vô cùng hiệu quả, bên cạnh có thể dùng ngải cứu chế biến thành những món ăn ngon, nó còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Và để biết làm thế nào để sử dụng ngải cứu đúng cách hay các công dụng của nó trong việc điều trị bệnh, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155904p:plain

ngải cứu

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu có tên tiếng Anh là Artemisia vulgaris L., họ Cúc Asteraceae. Một số tên gọi khác của loại cây này là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp... Là một trong những loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân cây có nhiều những rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống và lá thường mọc so le nhau, 2 mặt trên dưới của lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh thẫm và nhẵn, còn phần phía dưới thì lại có nhiều lông nhỏ màu trắng tro

Những công dụng của cây ngải cứu

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155957j:plain

ngải cứu

Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em rất tốt, làm giảm triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh. Theo đó, trước khi có kinh 1 tuần, chị em có thể hãm ngải cứu với nước sôi uống như trà hoặc sắc nước uống chia thành 3 lần trong ngày. Nếu kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày hết kinh sử dụng 10gam lá ngải khô sắc với 300ml nước và dùng nước đó uống thành 2 lần trong ngày.

Sơ cứu vết thương

Giã nát lá ngải cứu tươi với 1/3 thìa cà phê muối đắp lên vết thương giúp cầm máu và giảm đau nhức.

Kém ăn, cơ thể suy nhược

Dùng ngải cứu 250gr, câu kỷ tử 20gr, định quy 10gr, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr, cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu xôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.

Tăng sức đề kháng của cơ thể với hoa atiso đỏ

 Chữa đau lưng

Với bệnh này, bạn có thể áp dụng 2 cách.

Cách thứ nhất: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm. 

Cách thứ hai: Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát. Dấm đun thật nóng. Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị gai, sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng, làm hàng ngày cho đến khi đỡ.

 Trị đau đầu, đau dây thần kinh, ho, cảm cúm, đau cổ họng

Dùng ngải cứu 300gr, lá bưởi 100gr (có thể thay bằng lá chanh, quýt), lá khuynh diệp 100gr. Đun 20 phút với 2 lít nước măng xông 15 phút.

Hoặc có thể dùng 300gr ngải cứu, lá tía tô 100gr, lá sả 50gr, tần dày lá 100gr đun sôi với nửa lít nước. Uống trong ngày lúc khát, liên tục trong 5 ngày.

Muối ngải cứu giảm mỡ bụng

Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đau lưng sau mang thai.

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

Giã nát lá ngải cứu tươi đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch, làm đều đặn giúp trị mụn và có làn da trắng hồng.

Trẻ nhỏ hay bị rôm sảy giã nát lá ngải cứu, chắt lấy nước cho trẻ tắm.

 Kích thích ăn ngon

Trong thành phần của lá ngải cứu có chữa Adenin và choline cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, kích thích quá trình ăn, giúp bạn có thể ăn ngon hơn. Giảm được tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ em và giúp người già có thể ăn ngon miệng hơn.

Những người không nên dùng ngải cứu

Tuy ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng những người sau không nên dùng:

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu. Các bác sĩ chỉ định rằng, trong 3 tháng thai kỳ, nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ khiến cho thai ra máu, co bóp cổ tử cung, dẫn đến sinh non.

Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa: Ngải cứu làm tăng việc đi tiểu, kích thích sự vận động của ruột. Điều này không tốt cho người bệnh và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người bị viêm gan: Ăn ngải cứu vào sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan, khiến vàng da, nước tiểu đục,...