Các phương pháp trị bệnh táo bón ở người già

Không chỉ có trẻ em, mẹ bầu, mà những người già ở độ tuổi từ 60 trở lên cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh táo bón. Triệu chứng táo bón thường gặp ở người già là khi phân cứng, khô, cảm giác hay chướng bụng, đau khi đi đại tiện,... Nếu kéo dài liên tục 3 tháng trở lên là hồi chuông cảnh báo mãn tính, rất nguy hiểm đến sức khỏe vì vậy hãy nên thường xuyên quan tâm và không được chủ quan vấn đề này.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424161008p:plain

Vì sao người già hay bị mắc bệnh táo bón?

Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở hầu hết mọi người. Theo thống kê, có ít nhất 34% người cao tuổi là nữ và 25% người cao tuổi nam mắc phải căn bệnh khó chịu này.

Theo nhiều nghiên cứu cho hay, chức năng vận động của ruột trong việc đại tiện ở người già thường không có nhiều thay đổi. Do đó, thời gian lưu hành của phân trong ruột già bình thường, không chậm và sự thúc đẩy phân ra ngoài cũng không bị trì hoãn. Tuy nhiên, vì một lý do tác động nào đó, chức năng hoạt động co bóp của ruột già bị chậm lại dẫn đến tình trạng táo bón ở người già.

Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn tuổi có thể là do:

  • Lười hoặc ít vận động: Do sức khỏe không đảm bảo cộng với việc mắc phải các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp nên các hoạt động thể chất của người cao tuổi giảm dần. Việc giảm vận động có thể dẫn đến giảm nhu động ruột và giảm bài tiết ở ruột, làm tăng khả năng mắc bệnh táo bón.
  • Uống không đủ nước: Một số trường hợp bệnh mạn tính như suy tim, u xơ tiền liệt tuyến hoặc chứng tiểu đêm nên hạn chế uống nhiều nước. Đây chính là lý do khiến cơ thể, đặc biệt là hệ đường ruột thiếu nước, làm giảm chức năng bài tiết dẫn đến táo bón.
  • Chế độ ăn thiếu nước và ít chất xơ: Lớn tuổi, khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dần. Bên cạnh đó, hầu hết người cao tuổi thường có xu hướng ăn rất ít chất xơ dẫn đến chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ làm tăng nguy cơ bị táo bón ở người già.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động kém: Càng lớn tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả như trước, chức năng hoạt động giảm khiến nhu động ruột giảm nên khi thức ăn xuống tới ruột già thường khó tiêu. Điều này dẫn đến hiện tượng khối phân di chuyển trong ruột già chậm chạp, trở nên cứng dần và khó tống xuất ra khỏi hậu môn.
  • Dùng nhiều thuốc tây: Các căn bệnh luôn "bao vây" những người ở dộ tuổi xế chiều. Họ thường xuyên phải sử dụng thuốc, trong đó, có những nhóm thuốc làm giảm nhu động ruột như thuốc có tính kích thích beta-2 giao cảm sẽ gây táo bón.
  • Bệnh trĩ: Người mắc bệnh này thường hay nhịn đi tiểu vì sợ chảy máu và đau hậu môn. Việc nhịn đi đại tiện này không tốt, gây ra hiện tượng giảm phản xạ muốn đi đại tiện, từ đó làm phân bị tích trữ dẫn đến chứng táo bón. Đây là nguyên nhân cho bệnh táo bón nặng thêm.
  • Do hệ tiêu hoá kém đi: Người già thì các cơ quan nội tạng cũng bị lão hoá theo như nhu động đại tràng bị suy giảm, các cơ hoành, cơ thành bụng, cơ trực tràng nhão và yếu nên khả năng rặn để đẩy phân ra ngoài cũng bị suy giảm.
  • Do suy tuyến giáp: Trong trường hợp này, táo bón còn kèm theo ăn uống khó tiêu, mạch chậm, phù niêm.

Dấu hiệu nhận biết chứng táo bón ở người cao tuổi là gì?

Theo định nghĩa, táo bón là tình trạng đặc trưng bởi rối loạn cảm giác đại tiện. Khi đó, phân trở nên rắn cứng và số lần đại tiện thường nhỏ hơn 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), triệu chứng táo bón có thể nhận biết như sau:

  • Thiếu máu
  • Sút cân
  • Bụng chướng hơi
  • Có cảm giác đau khi đại tiện
  • Phân rắn, cứng và có thể lẫn máu
  • Đột ngột thay đổi khuôn phân

Khi gặp phải các biểu hiện nêu trên, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người già

Việc nhịn tiểu hoặc kéo dài tình trạng đi tiểu diễn ra thường xuyên trong thời gian dài chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi. Hơn nữa, sử dụng chất kích thích, đặc biệt là cà phê và rượu có thể khiến cơ thể mất nước, làm giảm lượng nước trong đường ruột gây chứng táo bón.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ cũng chính là yếu tố gây bệnh táo bón. Nguyên nhân là do người bệnh thường có xu hướng nhịn đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Ngoài ra có thể kể tên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi như:

Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có chứa chất tannin, thuốc có tác dụng nhuận tràng hoặc thuốc bao bọc niêm mạc có chứa nhôm có thể khiến chất bã khô và khó tống xuất ra ngoài vì nước được ruột hấp thu trở lại. Tình trạng này nếu kéo dài gây táo bón.

Sau phẫu thuật ổ bụng

Do mắc bệnh suy tuyến giáp

Cách chữa trị táo bón ở người già

Bệnh táo bón ở người già không phải là chứng bệnh khó chữa nếu biết đúng nguyên nhân của bệnh, chịu khó thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học, nếu không bệnh rất dễ trở thành bệnh kinh niên.

Sử dụng thuốc tây

Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối:

Đây là nhóm thuốc tác động tại chỗ với tính năng hòa tan trong nước, không hấp thụ vào ruột, giúp phân hấp thụ nước và mềm ra, dễ đi hơn. Thuốc có tác dụng sau 1-3 ngày uống. Một số loại thuốc nhuận tràng cơ học như:

  • Citrucel (bột uống 364 mg/g, 105 mg/g)
  • Normacol (vi hạt uống 6,1/10 g), 2 – 4 gói/ngày)…
  • Viên nén Methylcellulose 500 mg

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Đây là nhóm thuốc trong thành phần có chứa đường và muối vô cơ, có tác dụng giữ nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích đi vệ sinh. Một số nhãn thuốc thường gặp như:

  • Forlax (gói bột uống)…
  • Sorbitol Delalande (bột uống 5 g )
  • Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml), pha với nước
  • Microlax (ống bơm trực tràng)

Nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn:

Có chứa thành phần dầu khoáng, thường dùng dưới dạng ống tiêm bơm vào hậu môn, kích thích nhu động ruột hoạt động và tống phân ra ngoài chỉ sau thời gian ngắn. Biệt dược thường được chỉ định: Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml.

Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Nhóm thuốc này có tính năng kích thích bài tiết nước và các chất điện giải vào ruột non và ruột già. Nhờ đó, phân được làm mềm và ẩm, giúp tống tháo phân trở nên dễ dàng. Thuốc tác dụng khá chậm (sau vài ngày). Một số biệt dược:

– Decholin (viên nén 250 mg)…

– Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg)

– Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml)

– Cholen HMB (viên nén 130 mg)

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này có tính năng làm tăng hoạt động co cơ ở ruột non và ruột già, kích thích phân được đào thải ra ngoài sau khoảng 6-12 giờ uống thuốc. Một số biệt dược:

– Apo-bisacodyl (viên đặt 10 mg, viên nén 5 mg).

– Dulcolax (viên nén 5 – 10 mg, viên đặt 5 – 10 mg).

– Laxaton (viên nén 15 mg).

– Mucinum (viên bao 2,1 mg)…

Nhược điểm: Các loại thuốc tây kể trên có thể gây ra đầy bụng, đầy hơi hoặc đau quặn bụng và tiêu chảy khi đi ngoài, thậm chí có thể làm tổn thương niêm mạc trực tràng nếu sử dụng dài ngày.

Chữa táo bón từ thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh các loại thuốc tây thì các loại thảo dược thiên nhiên là cách được nhiều người ưa chuộng hơn cả bởi đặc tính an toàn, lành tính, không gây kích thích có hại cho dạ dày và đường ruột. Một số loại thảo dược có tính năng thanh lọc cơ thể, làm mát, nhuận tràng hiệu quả như sau:

Nha đam (hay lô hội):

Công dụng: Dưỡng ẩm, làm dịu và mềm vùng da khô hoặc bỏng rát, cháy nắng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nha đam cũng là một loại thảo dược có công dụng nhuận tràng rất tốt, giúp hỗ trợ chữa bệnh táo bón ở người già.

Liều dùng: Theo đông y thường dùng 0,04 – 0,11g dịch ép khô. Tuy nhiên với những người già bị táo bón kinh niên thì không nên sử dụng nha đam để chữa táo bón vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, những người bị hẹp hoặc tắc ruột, bị hội chứng ruột kích thích hoặc mất điện giải, mất trương lực cũng không nên sử dụng nha đam để chữa bệnh táo bón.

Phan tả diệp (hay tiêm diệp):

Công dụng: Từ xa xưa, lá cây phan tả diệp đã được người xưa phát hiện và sử dụng để chữa bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, táo bón nhờ hoạt chất anthranoid có tác dụng tẩy xổ khá mạnh.

Liều dùng: Người già mắc chứng táo bón có thể uống nước lá cây phan tả diệp với liều lượng từ 3-4g lá cây sắc thuốc uống. Sau khi uống 5-7 giờ sẽ thấy phân mềm ra và đi vệ sinh được ngay, nếu uống liều lượng cao có thể gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và phân lỏng. Tác dụng tẩy sẽ kéo dài 2 ngày.

Những người cao tuổi bị bệnh co thắt hoặc viêm đại tràng không nên sử dụng.