Cách trị bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón thật ra khó giải quyết hơn người lớn nó không chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ là có thể hết được ngay. Đây cũng là điểm hạn chế khiến những mommy trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ khó tìm được cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hôm nay, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh vô cùng chi tiết và dễ hiểu rất thuận tiện cho những người mẹ áp dụng và làm theo.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160210j:plain

điều trị táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em là gì?

Bên cạnh tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì táo bón cũng là vấn đề bố mẹ cần quan tâm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón.

Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.

Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

  • Mẹ xây dựng thực đơn không khoa học, cho con ăn nhiều đồ chiên, dầu mỡ, sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và gây táo bón ở trẻ
  • Nếu bé chỉ uống sữa công thức, rất có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với bé.
  • Những bé chỉ bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé nếu phân của bé khô, cứng hoặc bé bị đau hậu môn khi đi tiêu.
  • Nếu bạn đã bắt đầu cho bé ăn dặm, ngũ cốc có thể là thủ phạm gây táo bón ở trẻ do có lượng chất xơ thấp.
  • Táo bón có thể do mất nước, do đó bạn nên cho bé uống nhiều nước, có thể giúp cải thiện tình hình.
  • Trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
  • Trẻ ngồi một chỗ quá nhiều như chơi đồ chơi mà không di chuyển kiến nhu động ruột của bé ít hoạt động, hệ tiêu hóa làm việc cũng kém hơn
  • Bé dùng kháng sinh, không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
  • Do tổn thương thực thể đường tiêu hóa. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Khó ngủ
  • Chán ăn, hơi trướng bụng
  • Không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày
  • Hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi

Cách điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Luyện tập thói quen vệ sinh

Bố mẹ hãy tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày cho trẻ. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.

Mẹ không nên hiểu việc đi vệ sinh đều đặn có nghĩa là bé phải được đại tiện vào đúng khung giờ đó mỗi ngày bất kể bé có muốn ị hay không. Cách hiểu này không chỉ không giúp ích gì trong cách trị táo bón cho trẻ mà còn mang lại sự sợ hãi, bực bội cho bé.

Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ phải để ý xem bé đi ị như thế nào. Ngoài ra, mẹ hãy căn cứ vào cữ ăn của con để canh thời gian đại tiện thích hợp của bé. Việc theo dõi này sẽ giúp mẹ biết được lịch trình tiểu tiện của bé để canh giờ “xi” phù hợp. Tập bé đi vệ sinh đúng giờ bằng tiếng “xi” cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả vì lâu dần bé sẽ hiểu rằng mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi” cũng là lúc mình phải đi ị rồi đấy.

Massage bụng cho bé

Massage bụng bé đều đặn mỗi theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160554j:plain

massage bụng cho bé

Cách làm cụ thể như sau:

Bạn đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của bạn gần với hông bên phải của bé. Trong quá trình xoay vòng, bạn hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của bé. Động tác này giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột.

Massage bụng đều đặn cho bé sẽ giúp bé đại diện dễ dàng. Đặc biệt với những bé bị táo bón, động tác massage này càng cần được mẹ thực hiện mỗi ngày.

Kết hợp vận động và uống nhiều nước

Với những bé lớn hơn, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên và có chế độ vận động hợp lý. Bé thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, cơ quan tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn. Cùng với đó, bố mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước. Nước ở đây được hiểu là các loại chất lỏng như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Với trẻ sơ sinh bị táo bón trong khi bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy cố gắng cho con bú đủ sữa trong mỗi cữ bú. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau. Chất xơ từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ cho bé hấp thụ để phân mềm hơn và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

Với những bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc ăn thô, mẹ hãy cho bé uống đủ nước và ăn nhiều loại đồ ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau xanh. Đồ ăn mềm cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc dễ dàng. Hạn chế tối đa việc cho bé tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và các loại đồ uống có gas vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ.

Cách trị táo bón ở trẻ em bằng mật ong

Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160645j:plain

điều trị táo bón ở trẻ em bằng mật ong

Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên. Mẹ sử dụng tăm bông sạch.  Sau đó lấy 1 ít mật ong rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của bé. Nên ngoáy sâu khoảng 1cm là tốt nhất. Trong vòng 5 - 10 phút sau bé sẽ đi ngoài được.

Trị táo bón bằng rau mồng tơi

Cọng rau mồng tơi, mẹo dân gian trị táo bón rất lành giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng. Mẹ chọn cọng cứng, thân to theo tháng tuổi, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn.

Trong quả mơ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, K và nhiều chất dinh dưỡng khác cùng với hoạt tính axit giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mẹ hãy sử dụng nước ép mơ, pha loãng với nước rồi cho bé uống.

Mặc dù nước mơ hơi chua. Song tốt nhất là mẹ không cho thêm đường vào mà cho bé uống luôn bởi đường là thực phẩm nên tránh khi bị táo bón.

Vừng đen

Vừng đen được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm. Nên mẹ lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn.

Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong vừng đen sẽ giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.

 

 

Trà bạc hà pha loãng

Trà bạc hà pha loãng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh đã biết ăn dặm. Theo đó sau các bữa ăn, mẹ pha trà bạc hà ấm pha loãng cho bé uống.

Nước ấm sẽ kích thích khả năng đại tiện, rất có hiệu quả trong trị táo bón kết hợp với bạc hà làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể thay thế bằng trà Cúc La Mã cũng có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh nên sẽ giúp bé vừa thư giãn, vừa không bị táo bón.

Nho khô

Nho khô thích hợp để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể sử dụng nước cốt nho khô để cho bé uống vào buổi sáng để trị táo bón cho con.

Tuy nhiên, để có nước cốt nho khô cho bé uống: Mẹ cần ngâm 4 - 5 quả nho khô vào 1 cốc nước lọc, để qua đêm. Rồi đến sáng hôm sau mẹ lấy nho ra, ép lấy nước cốt rồi cho bé uống.