Các phương pháp trị bệnh táo bón ở người già

Không chỉ có trẻ em, mẹ bầu, mà những người già ở độ tuổi từ 60 trở lên cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh táo bón. Triệu chứng táo bón thường gặp ở người già là khi phân cứng, khô, cảm giác hay chướng bụng, đau khi đi đại tiện,... Nếu kéo dài liên tục 3 tháng trở lên là hồi chuông cảnh báo mãn tính, rất nguy hiểm đến sức khỏe vì vậy hãy nên thường xuyên quan tâm và không được chủ quan vấn đề này.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424161008p:plain

Vì sao người già hay bị mắc bệnh táo bón?

Táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở hầu hết mọi người. Theo thống kê, có ít nhất 34% người cao tuổi là nữ và 25% người cao tuổi nam mắc phải căn bệnh khó chịu này.

Theo nhiều nghiên cứu cho hay, chức năng vận động của ruột trong việc đại tiện ở người già thường không có nhiều thay đổi. Do đó, thời gian lưu hành của phân trong ruột già bình thường, không chậm và sự thúc đẩy phân ra ngoài cũng không bị trì hoãn. Tuy nhiên, vì một lý do tác động nào đó, chức năng hoạt động co bóp của ruột già bị chậm lại dẫn đến tình trạng táo bón ở người già.

Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn tuổi có thể là do:

  • Lười hoặc ít vận động: Do sức khỏe không đảm bảo cộng với việc mắc phải các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp nên các hoạt động thể chất của người cao tuổi giảm dần. Việc giảm vận động có thể dẫn đến giảm nhu động ruột và giảm bài tiết ở ruột, làm tăng khả năng mắc bệnh táo bón.
  • Uống không đủ nước: Một số trường hợp bệnh mạn tính như suy tim, u xơ tiền liệt tuyến hoặc chứng tiểu đêm nên hạn chế uống nhiều nước. Đây chính là lý do khiến cơ thể, đặc biệt là hệ đường ruột thiếu nước, làm giảm chức năng bài tiết dẫn đến táo bón.
  • Chế độ ăn thiếu nước và ít chất xơ: Lớn tuổi, khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dần. Bên cạnh đó, hầu hết người cao tuổi thường có xu hướng ăn rất ít chất xơ dẫn đến chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ làm tăng nguy cơ bị táo bón ở người già.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động kém: Càng lớn tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả như trước, chức năng hoạt động giảm khiến nhu động ruột giảm nên khi thức ăn xuống tới ruột già thường khó tiêu. Điều này dẫn đến hiện tượng khối phân di chuyển trong ruột già chậm chạp, trở nên cứng dần và khó tống xuất ra khỏi hậu môn.
  • Dùng nhiều thuốc tây: Các căn bệnh luôn "bao vây" những người ở dộ tuổi xế chiều. Họ thường xuyên phải sử dụng thuốc, trong đó, có những nhóm thuốc làm giảm nhu động ruột như thuốc có tính kích thích beta-2 giao cảm sẽ gây táo bón.
  • Bệnh trĩ: Người mắc bệnh này thường hay nhịn đi tiểu vì sợ chảy máu và đau hậu môn. Việc nhịn đi đại tiện này không tốt, gây ra hiện tượng giảm phản xạ muốn đi đại tiện, từ đó làm phân bị tích trữ dẫn đến chứng táo bón. Đây là nguyên nhân cho bệnh táo bón nặng thêm.
  • Do hệ tiêu hoá kém đi: Người già thì các cơ quan nội tạng cũng bị lão hoá theo như nhu động đại tràng bị suy giảm, các cơ hoành, cơ thành bụng, cơ trực tràng nhão và yếu nên khả năng rặn để đẩy phân ra ngoài cũng bị suy giảm.
  • Do suy tuyến giáp: Trong trường hợp này, táo bón còn kèm theo ăn uống khó tiêu, mạch chậm, phù niêm.

Dấu hiệu nhận biết chứng táo bón ở người cao tuổi là gì?

Theo định nghĩa, táo bón là tình trạng đặc trưng bởi rối loạn cảm giác đại tiện. Khi đó, phân trở nên rắn cứng và số lần đại tiện thường nhỏ hơn 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), triệu chứng táo bón có thể nhận biết như sau:

  • Thiếu máu
  • Sút cân
  • Bụng chướng hơi
  • Có cảm giác đau khi đại tiện
  • Phân rắn, cứng và có thể lẫn máu
  • Đột ngột thay đổi khuôn phân

Khi gặp phải các biểu hiện nêu trên, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người già

Việc nhịn tiểu hoặc kéo dài tình trạng đi tiểu diễn ra thường xuyên trong thời gian dài chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi. Hơn nữa, sử dụng chất kích thích, đặc biệt là cà phê và rượu có thể khiến cơ thể mất nước, làm giảm lượng nước trong đường ruột gây chứng táo bón.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ cũng chính là yếu tố gây bệnh táo bón. Nguyên nhân là do người bệnh thường có xu hướng nhịn đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Ngoài ra có thể kể tên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở người cao tuổi như:

Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có chứa chất tannin, thuốc có tác dụng nhuận tràng hoặc thuốc bao bọc niêm mạc có chứa nhôm có thể khiến chất bã khô và khó tống xuất ra ngoài vì nước được ruột hấp thu trở lại. Tình trạng này nếu kéo dài gây táo bón.

Sau phẫu thuật ổ bụng

Do mắc bệnh suy tuyến giáp

Cách chữa trị táo bón ở người già

Bệnh táo bón ở người già không phải là chứng bệnh khó chữa nếu biết đúng nguyên nhân của bệnh, chịu khó thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học, nếu không bệnh rất dễ trở thành bệnh kinh niên.

Sử dụng thuốc tây

Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối:

Đây là nhóm thuốc tác động tại chỗ với tính năng hòa tan trong nước, không hấp thụ vào ruột, giúp phân hấp thụ nước và mềm ra, dễ đi hơn. Thuốc có tác dụng sau 1-3 ngày uống. Một số loại thuốc nhuận tràng cơ học như:

  • Citrucel (bột uống 364 mg/g, 105 mg/g)
  • Normacol (vi hạt uống 6,1/10 g), 2 – 4 gói/ngày)…
  • Viên nén Methylcellulose 500 mg

Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Đây là nhóm thuốc trong thành phần có chứa đường và muối vô cơ, có tác dụng giữ nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích đi vệ sinh. Một số nhãn thuốc thường gặp như:

  • Forlax (gói bột uống)…
  • Sorbitol Delalande (bột uống 5 g )
  • Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml), pha với nước
  • Microlax (ống bơm trực tràng)

Nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn:

Có chứa thành phần dầu khoáng, thường dùng dưới dạng ống tiêm bơm vào hậu môn, kích thích nhu động ruột hoạt động và tống phân ra ngoài chỉ sau thời gian ngắn. Biệt dược thường được chỉ định: Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml.

Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Nhóm thuốc này có tính năng kích thích bài tiết nước và các chất điện giải vào ruột non và ruột già. Nhờ đó, phân được làm mềm và ẩm, giúp tống tháo phân trở nên dễ dàng. Thuốc tác dụng khá chậm (sau vài ngày). Một số biệt dược:

– Decholin (viên nén 250 mg)…

– Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg)

– Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml)

– Cholen HMB (viên nén 130 mg)

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này có tính năng làm tăng hoạt động co cơ ở ruột non và ruột già, kích thích phân được đào thải ra ngoài sau khoảng 6-12 giờ uống thuốc. Một số biệt dược:

– Apo-bisacodyl (viên đặt 10 mg, viên nén 5 mg).

– Dulcolax (viên nén 5 – 10 mg, viên đặt 5 – 10 mg).

– Laxaton (viên nén 15 mg).

– Mucinum (viên bao 2,1 mg)…

Nhược điểm: Các loại thuốc tây kể trên có thể gây ra đầy bụng, đầy hơi hoặc đau quặn bụng và tiêu chảy khi đi ngoài, thậm chí có thể làm tổn thương niêm mạc trực tràng nếu sử dụng dài ngày.

Chữa táo bón từ thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh các loại thuốc tây thì các loại thảo dược thiên nhiên là cách được nhiều người ưa chuộng hơn cả bởi đặc tính an toàn, lành tính, không gây kích thích có hại cho dạ dày và đường ruột. Một số loại thảo dược có tính năng thanh lọc cơ thể, làm mát, nhuận tràng hiệu quả như sau:

Nha đam (hay lô hội):

Công dụng: Dưỡng ẩm, làm dịu và mềm vùng da khô hoặc bỏng rát, cháy nắng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nha đam cũng là một loại thảo dược có công dụng nhuận tràng rất tốt, giúp hỗ trợ chữa bệnh táo bón ở người già.

Liều dùng: Theo đông y thường dùng 0,04 – 0,11g dịch ép khô. Tuy nhiên với những người già bị táo bón kinh niên thì không nên sử dụng nha đam để chữa táo bón vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, những người bị hẹp hoặc tắc ruột, bị hội chứng ruột kích thích hoặc mất điện giải, mất trương lực cũng không nên sử dụng nha đam để chữa bệnh táo bón.

Phan tả diệp (hay tiêm diệp):

Công dụng: Từ xa xưa, lá cây phan tả diệp đã được người xưa phát hiện và sử dụng để chữa bệnh đầy bụng, ăn uống không tiêu, táo bón nhờ hoạt chất anthranoid có tác dụng tẩy xổ khá mạnh.

Liều dùng: Người già mắc chứng táo bón có thể uống nước lá cây phan tả diệp với liều lượng từ 3-4g lá cây sắc thuốc uống. Sau khi uống 5-7 giờ sẽ thấy phân mềm ra và đi vệ sinh được ngay, nếu uống liều lượng cao có thể gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và phân lỏng. Tác dụng tẩy sẽ kéo dài 2 ngày.

Những người cao tuổi bị bệnh co thắt hoặc viêm đại tràng không nên sử dụng.

Cách trị bệnh táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón thật ra khó giải quyết hơn người lớn nó không chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ là có thể hết được ngay. Đây cũng là điểm hạn chế khiến những mommy trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ khó tìm được cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hôm nay, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh vô cùng chi tiết và dễ hiểu rất thuận tiện cho những người mẹ áp dụng và làm theo.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160210j:plain

điều trị táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em là gì?

Bên cạnh tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì táo bón cũng là vấn đề bố mẹ cần quan tâm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón.

Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.

Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

  • Mẹ xây dựng thực đơn không khoa học, cho con ăn nhiều đồ chiên, dầu mỡ, sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và gây táo bón ở trẻ
  • Nếu bé chỉ uống sữa công thức, rất có thể loại sữa đang dùng không phù hợp với bé.
  • Những bé chỉ bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé nếu phân của bé khô, cứng hoặc bé bị đau hậu môn khi đi tiêu.
  • Nếu bạn đã bắt đầu cho bé ăn dặm, ngũ cốc có thể là thủ phạm gây táo bón ở trẻ do có lượng chất xơ thấp.
  • Táo bón có thể do mất nước, do đó bạn nên cho bé uống nhiều nước, có thể giúp cải thiện tình hình.
  • Trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
  • Trẻ ngồi một chỗ quá nhiều như chơi đồ chơi mà không di chuyển kiến nhu động ruột của bé ít hoạt động, hệ tiêu hóa làm việc cũng kém hơn
  • Bé dùng kháng sinh, không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
  • Do tổn thương thực thể đường tiêu hóa. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Khó ngủ
  • Chán ăn, hơi trướng bụng
  • Không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày
  • Hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi

Cách điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Luyện tập thói quen vệ sinh

Bố mẹ hãy tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày cho trẻ. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.

Mẹ không nên hiểu việc đi vệ sinh đều đặn có nghĩa là bé phải được đại tiện vào đúng khung giờ đó mỗi ngày bất kể bé có muốn ị hay không. Cách hiểu này không chỉ không giúp ích gì trong cách trị táo bón cho trẻ mà còn mang lại sự sợ hãi, bực bội cho bé.

Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ phải để ý xem bé đi ị như thế nào. Ngoài ra, mẹ hãy căn cứ vào cữ ăn của con để canh thời gian đại tiện thích hợp của bé. Việc theo dõi này sẽ giúp mẹ biết được lịch trình tiểu tiện của bé để canh giờ “xi” phù hợp. Tập bé đi vệ sinh đúng giờ bằng tiếng “xi” cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả vì lâu dần bé sẽ hiểu rằng mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi” cũng là lúc mình phải đi ị rồi đấy.

Massage bụng cho bé

Massage bụng bé đều đặn mỗi theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160554j:plain

massage bụng cho bé

Cách làm cụ thể như sau:

Bạn đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của bạn gần với hông bên phải của bé. Trong quá trình xoay vòng, bạn hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của bé. Động tác này giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột.

Massage bụng đều đặn cho bé sẽ giúp bé đại diện dễ dàng. Đặc biệt với những bé bị táo bón, động tác massage này càng cần được mẹ thực hiện mỗi ngày.

Kết hợp vận động và uống nhiều nước

Với những bé lớn hơn, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên và có chế độ vận động hợp lý. Bé thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, cơ quan tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn. Cùng với đó, bố mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước. Nước ở đây được hiểu là các loại chất lỏng như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Với trẻ sơ sinh bị táo bón trong khi bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy cố gắng cho con bú đủ sữa trong mỗi cữ bú. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau. Chất xơ từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ cho bé hấp thụ để phân mềm hơn và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

Với những bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc ăn thô, mẹ hãy cho bé uống đủ nước và ăn nhiều loại đồ ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau xanh. Đồ ăn mềm cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc dễ dàng. Hạn chế tối đa việc cho bé tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và các loại đồ uống có gas vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ.

Cách trị táo bón ở trẻ em bằng mật ong

Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424160645j:plain

điều trị táo bón ở trẻ em bằng mật ong

Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên. Mẹ sử dụng tăm bông sạch.  Sau đó lấy 1 ít mật ong rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của bé. Nên ngoáy sâu khoảng 1cm là tốt nhất. Trong vòng 5 - 10 phút sau bé sẽ đi ngoài được.

Trị táo bón bằng rau mồng tơi

Cọng rau mồng tơi, mẹo dân gian trị táo bón rất lành giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng. Mẹ chọn cọng cứng, thân to theo tháng tuổi, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn.

Trong quả mơ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, K và nhiều chất dinh dưỡng khác cùng với hoạt tính axit giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mẹ hãy sử dụng nước ép mơ, pha loãng với nước rồi cho bé uống.

Mặc dù nước mơ hơi chua. Song tốt nhất là mẹ không cho thêm đường vào mà cho bé uống luôn bởi đường là thực phẩm nên tránh khi bị táo bón.

Vừng đen

Vừng đen được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm. Nên mẹ lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn.

Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong vừng đen sẽ giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.

 

 

Trà bạc hà pha loãng

Trà bạc hà pha loãng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh đã biết ăn dặm. Theo đó sau các bữa ăn, mẹ pha trà bạc hà ấm pha loãng cho bé uống.

Nước ấm sẽ kích thích khả năng đại tiện, rất có hiệu quả trong trị táo bón kết hợp với bạc hà làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể thay thế bằng trà Cúc La Mã cũng có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh nên sẽ giúp bé vừa thư giãn, vừa không bị táo bón.

Nho khô

Nho khô thích hợp để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể sử dụng nước cốt nho khô để cho bé uống vào buổi sáng để trị táo bón cho con.

Tuy nhiên, để có nước cốt nho khô cho bé uống: Mẹ cần ngâm 4 - 5 quả nho khô vào 1 cốc nước lọc, để qua đêm. Rồi đến sáng hôm sau mẹ lấy nho ra, ép lấy nước cốt rồi cho bé uống.

Ngải cứu trị bệnh gì? Những công dụng của ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây giúp chữa bệnh vô cùng hiệu quả, bên cạnh có thể dùng ngải cứu chế biến thành những món ăn ngon, nó còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Và để biết làm thế nào để sử dụng ngải cứu đúng cách hay các công dụng của nó trong việc điều trị bệnh, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155904p:plain

ngải cứu

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu có tên tiếng Anh là Artemisia vulgaris L., họ Cúc Asteraceae. Một số tên gọi khác của loại cây này là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp... Là một trong những loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân cây có nhiều những rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống và lá thường mọc so le nhau, 2 mặt trên dưới của lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh thẫm và nhẵn, còn phần phía dưới thì lại có nhiều lông nhỏ màu trắng tro

Những công dụng của cây ngải cứu

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155957j:plain

ngải cứu

Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em rất tốt, làm giảm triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh. Theo đó, trước khi có kinh 1 tuần, chị em có thể hãm ngải cứu với nước sôi uống như trà hoặc sắc nước uống chia thành 3 lần trong ngày. Nếu kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày hết kinh sử dụng 10gam lá ngải khô sắc với 300ml nước và dùng nước đó uống thành 2 lần trong ngày.

Sơ cứu vết thương

Giã nát lá ngải cứu tươi với 1/3 thìa cà phê muối đắp lên vết thương giúp cầm máu và giảm đau nhức.

Kém ăn, cơ thể suy nhược

Dùng ngải cứu 250gr, câu kỷ tử 20gr, định quy 10gr, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr, cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu xôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.

Tăng sức đề kháng của cơ thể với hoa atiso đỏ

 Chữa đau lưng

Với bệnh này, bạn có thể áp dụng 2 cách.

Cách thứ nhất: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm. 

Cách thứ hai: Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát. Dấm đun thật nóng. Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị gai, sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng, làm hàng ngày cho đến khi đỡ.

 Trị đau đầu, đau dây thần kinh, ho, cảm cúm, đau cổ họng

Dùng ngải cứu 300gr, lá bưởi 100gr (có thể thay bằng lá chanh, quýt), lá khuynh diệp 100gr. Đun 20 phút với 2 lít nước măng xông 15 phút.

Hoặc có thể dùng 300gr ngải cứu, lá tía tô 100gr, lá sả 50gr, tần dày lá 100gr đun sôi với nửa lít nước. Uống trong ngày lúc khát, liên tục trong 5 ngày.

Muối ngải cứu giảm mỡ bụng

Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đau lưng sau mang thai.

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

Giã nát lá ngải cứu tươi đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch, làm đều đặn giúp trị mụn và có làn da trắng hồng.

Trẻ nhỏ hay bị rôm sảy giã nát lá ngải cứu, chắt lấy nước cho trẻ tắm.

 Kích thích ăn ngon

Trong thành phần của lá ngải cứu có chữa Adenin và choline cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, kích thích quá trình ăn, giúp bạn có thể ăn ngon hơn. Giảm được tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ em và giúp người già có thể ăn ngon miệng hơn.

Những người không nên dùng ngải cứu

Tuy ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng những người sau không nên dùng:

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu. Các bác sĩ chỉ định rằng, trong 3 tháng thai kỳ, nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu sẽ khiến cho thai ra máu, co bóp cổ tử cung, dẫn đến sinh non.

Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa: Ngải cứu làm tăng việc đi tiểu, kích thích sự vận động của ruột. Điều này không tốt cho người bệnh và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người bị viêm gan: Ăn ngải cứu vào sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan, khiến vàng da, nước tiểu đục,...

Viêm da dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết dị ứng thường gặp

Theo các bác sĩ, viêm da dị ứng là bệnh chiếm tỷ lệ tới 40% các bệnh liên quan đến da liễu thường mắc ở con người. Thống kê cho thấy, trên thế giới có đến 6% dân số mắc phải căn bệnh này. Cũng giống như viêm da cơ địa, bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai, không ngoại trừ đối tượng hay lứa tuổi nào. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy đón xem bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155416j:plain

viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là gì ?

Viêm da dị ứng là phản ứng viêm nhiễm dưới dạng cấp hoặc mãn tính, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi bẩn, thực phẩm, lông thú vật…. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Khi mắc bệnh, biểu hiện rõ nhất là những tổn thương ngoài da như sưng, viêm, rát đỏ da, ngứa ngáy…. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm và rất khó để điều trị được dứt điểm.

Viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một bệnh do ảnh hưởng của môi trường tiếp xúc hay cơ địa của mỗi người chứ không phải bởi một loại virus nào gây ra nên bệnh hoàn toàn không lây nhiễm. Cho nên bạn hãy yên tâm khi tiếp xúc với những người bị bệnh này mà không lo mình sẽ bị lây bệnh.

Tuy nhiên, bệnh này lại có thể cho khả năng di truyền cực kì cao lên đến 80%. Nên thường những người có bố hoặc mẹ mắc viêm da dị ứng sẽ có khả năng cao bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

f:id:thongtinsuckhoe:20200424155437j:plain

viêm da dị ứng

Những dấu hiệu viêm da dị ứng khi mới khởi phát khá giống với một số căn bệnh ngoài da khác. Do đó người bệnh cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh để nhận biết chính xác bệnh. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng như:

  • Ngứa da đặc biệt nhiều vào buổi tối.
  • Có mẩn đỏ trên da, hoặc các mảng da tối màu ở tay, chân, cổ, ngực, mí mắt, các vùng nếp gấp.
  • Xuất hiện sẩn nhỏ hoặc mụn nước li ti.
  • Da dày hơn, khô ráp, có hiện tượng tróc vảy.
  • Da nhạy cảm hơn, có thể sưng lên do bệnh nhân gãi nhiều.
  • Ngoài ra những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Phân loại bệnh lý

Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bệnh phổ biến hơn cả ở độ tuổi sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Còn được gọi là chàm sữa biểu hiện bởi tình trạng da đỏ thành mảng, có nhiều nốt sẩn li ti gây ngứa, có thể kèm theo bong tróc da.

Viêm da dị ứng ở trẻ em: Ở trẻ nhỏ bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện từ sơ sinh và kéo dài trong vài năm. Bệnh có thể tự biến mất khi trẻ được 5 – 6 tuổi hoặc phát triển đến tận khi trưởng thành. Giai đoạn đầu của bệnh da trẻ thường trở nên khô, mẩn đỏ, ngứa ngứa. Tiếp đó da bắt đầu bong tróc và có thể xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời.

Để phân loại bệnh viêm da dị ứng có nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là phân loại theo đặc điểm bệnh học. Theo đó có thể chia viêm da dị ứng thành các thể sau:

Viêm da dị ứng cơ địa: Thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với những dị nguyên có trong môi trường.

Viêm da dị ứng tiếp xúc: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên bất kỳ trong môi trường.

Viêm da dị ứng thời tiết: Xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với sự thay đổi của thời tiết, thường phát triển mạnh vào khoảng thời gian giao mùa hoặc trong mùa đông.

Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Do sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất gây kích ứng da.

Viêm da dị ứng bội nhiễm: Là tình trạng nặng của viêm da dị ứng thông thường, dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.

Điều trị bệnh viêm da

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm da?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm tìm dị ứng nguyên. Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ các chất khác nhau được áp vào da dưới một băng dính.
Trong lần trở lại vào vài ngày tới, bác sĩ kiểm tra da của bạn để xem bạn đã có phản ứng gì đối với các chất trong thuốc điều trị. Đây là loại xét nghiệm được thực hiện ít nhất hai tuần sau khi tình trạng viêm da của bạn đã khỏi. Đó là cách hữu ích nhất để xác định bạn bị dị ứng tiếp xúc với chất cụ thể gì.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm da?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của mỗi người, việc điều trị viêm da là khác nhau.
Ngoài ra, thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục cũng được khuyến nghị. Hầu hết các chế độ điều trị viêm da đều bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

  • Thoa các loại kem corticosteroid
  • Thoa các loại kem hoặc lotion tác động đến hệ miễn dịch của bạn (các chất ức chế calcineurin)
  • Chiếu tia ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo lên vùng da bị ảnh hưởng có kiểm soát.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tắm thời gian ngắn bằng bồn hoặc tắm hoa sen từ 5 đến 10 phút. Sử dụng nước ấm, chứ không phải là nước nóng. Dầu tắm cũng có thể hữu ích cho bạn;
  • Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa không có xà phòng hoặc xà phòng nhẹ. Bạn cần chọn sữa rửa mặt không có xà phòng, không có mùi thơm hoặc xà phòng nhẹ. Một số loại xà phòng có thể làm khô da;
  • Làm khô da cẩn thận sau khi tắm rửa, lau làn da của bạn nhanh chóng với lòng bàn tay hoặc nhẹ nhàng làm khô da bằng khăn mềm;
  • Trong khi làn da của bạn vẫn còn ẩm ướt, làm ẩm da với dầu hoặc kem.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết - Cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nhất ở người với hơn hàng triệu ca nhiễm bệnh xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung đông, khu vực Caribe, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Tây Nam Thái Bình Dương. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu căn bệnh này như thế nào và nguyên nhân triệu chứng phát bệnh là gì nhé!

f:id:thongtinsuckhoe:20200424154526j:plain

sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định các dấu hiệu và đi chữa trị.

Những triệu chứng sốt xuất huyết 

Có ba loại bệnh sốt xuất huyết: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

f:id:thongtinsuckhoe:20200424154550j:plain

sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển 

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại sốt xuất huyết này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

  • Phát ban
  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C
  • Đau phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Buồn nôn và ói mửa

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Sốt xuất huyết dengue thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Các yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc sốt xuất huyết thể nặng:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao là khu vực Đông Nam Á, các đảo tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê;
  • Nếu bạn đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn;
  • Trẻ dưới 12 tuổi;
  • Phụ nữ và người da trắng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt xuất huyết?

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho bạn. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol®, Panadol®) đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.

Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Rau diếp cá trị bệnh gì?

Rau diếp cá là loại ra khá phổ biến ở miền Bắc nước ta, người ta có thể dùng nó ăn sống hoặc thêm vào các món canh đều rất thanh mát. Bên cạnh đó, rau diếp cá qua nhiều công trình nghiên cứu đã được chỉ ra rằng là một loại nguyên liệu quý trong Đông y, loại rau này còn có những công dụng tuyệt vời cho người ăn nó như giúp lợi tiểu, tiêu viêm, điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng mụn nhọt….Ngoài ra còn có nhiều công dụng khác tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây.

f:id:thongtinsuckhoe:20200424153750j:plain

Rau diếp cá là cây gì?

Diếp cá là cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 20–40cm. Thân rễ mọc ngầm dưới mặt đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, có lông hoặc ít lông. Lá mọc so le, hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới hơi tím. Lá có lông nhỏ dọc theo gân lá ở cả hai mặt.

Cụm hoa mọc ngọn thân thành bông dài từ 2–2,5cm, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có hạt hình trái xoan, nhẵn. Khi vò toàn cây có mùi hơi tanh như mùi cá. Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5–7.

Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm rau và làm thuốc.

Loài cây này ưa ẩm ướt và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều mùn dọc theo các bờ khe suối, mương nước trong thung lũng và ở vùng đồng bằng. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất vào mùa xuân hè, có hoa quả hàng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái lá thường xuyên. Khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ.

Những tác dụng của rau diếp cá

f:id:thongtinsuckhoe:20200424153904j:plain

rau diếp cá

Chữa sưng viêm ở người lớn và trẻ em

Diếp cá, nhọ nồi, cải rừng, xương sông, dưa chuột, khế, đơn đỏ, huyết dụ, nhài, mía dò. Các vị này đều dùng lá với lượng bằng nhau, mỗi vị 15g. Thêm xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 miếng, củ nâu 3 miếng. Tất cả giã nát, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt uống. Bã dùng để xoa bóp chỗ sưng.

Trị bệnh sốt xuất huyết

Lấy lá rau ngót, diếp cá và cỏ mực mỗi thứ 1 lạng đem đi đun thật đặc. Lấy nước cốt uống thay nước lọc trong ngày.

Trị viêm phổi, viêm ruột

Dùng 1 nắm lá diếp cá to đem sắc nước uống. Uống đều đặn 1 tuần liền trước bữa ăn. Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần tùy tình trạng bệnh.

Chữa trĩ ra máu

Cây diếp cá 2kg, bạch cập 1kg. Tất cả sấy khô, đem tán bột. Mỗi ngày uống 6–12g, chia làm 2–3 lần.

Chữa trĩ đau nhức

Lá diếp cá đem nấu lấy nước xông, ngâm rửa vùng hậu môn (lúc còn nóng). Phần bã dùng để đắp vào chỗ đau.

Lấy muối ăn hòa tan với nước, rửa chỗ bị trĩ rồi lấy lá diếp cá giã nát, đắp vào búi trĩ, bằng lại.

 Trị chứng âm hư phát ở lưng

Cũng dùng là diếp cá giã ra để trị đau lưng. Nếu sợ lá diếp cá rơi ra và không có tác dụng mạnh thì bạn chọn 1 lỗ ở chỗ đau, rồi gói lá diếp cá giã nát vào lá chuối nướng. Áp lên chỗ đau bất cứ lúc nào bạn rảnh.

Trị bệnh viêm tuyến sữa

Khi các mẹ bầu bị viêm tuyến sữa thì lấy lá diếp cá và cải trời mỗi loại 30g đem đi giã nát. Phần nước cốt thì đem đun sôi rồi uống khi còn nóng. Phần bã thì đem đắp lên chỗ viêm.

Trị viêm phế quản

Cam thảo và diếp cá tươi mỗi thứ 20g đem đi sắc đặc. Uống thay nước lọc là được.

Sử dụng rau diếp cá làm đẹp da

Lấy 1 nắm lá diếp cá nhỏ giã nát ra. Bạn có thể lấy trực tiếp cả nước cốt cả ã đắp lên mặt cũng được. Hoặc lấy tăm bông chấm nước cốt lên mặt rồi dùng tay mát xa nhẹ. Để nguyên đến sáng hôm sau rửa lại cho sạch là được. Sau nhiều lần bạn sẽ thấy da sáng mịn hơn nhiều đấy!

Bạn có thể dùng nước cốt rau diếp cá trộn cùng mật ong để hạn chế nhờn và nổi mụn. Mặt nạ này tuần làm 2 đến 3 lần thôi là ok rồi.

Ngoài dùng mật ong thì bạn có thể đem lá diếp cá giã nát với muối hạt rồi đem đắp mặt để trị mụn. Muối sẽ giúp da mặt bạn không bị nhiễm khuẩn. Trong khi lá diếp cá thì làm giảm tình trạng mụn trứng cá, thanh sạch lỗ chân lông hiệu quả.

Cuối cùng là dùng nước cốt rau diếp cá trộn cùng với thịt nha đam để làm mặt nạ. Mặt nạ này vừa hạ nhiệt cho da tức thì vừa giúp làm sạch lỗ chân lông hiệu quả.

Mụn nhọt sưng

Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá diếp cá nhỏ giã nát ra rồi đắp vào chỗ mụn sưng tấy là được. Mỗi ngày chỉ cần đáp 2 lần thôi. Cố gắng làm đều đặn trong vòng 3 ngày là mụn giảm sưng viêm ngay.

Trị sỏi thận

Bạn dùng cam thảo đất 10g, rau rệu 15g và diếp cá 20g đem sắc lấy nước. Sắc đến đâu thì uống hết đến đó. Ngoài cách này ra thì bạn có thể lấy 1 lạng lá diếp cá sao vàng đem hãm với  1l nước sôi. Để nguyên trong 20p cho ngấm rồi mới bắt đầu uống. Uống thay nước lọc. Kiên trì trong 2 tháng.

Trị tiểu buốt

Lấy 40g mã đề giã nát cùng 20g diếp cá. Lọc lấy nước cốt rồi chia đều ra uống 3 lần mỗi ngày. Kiên trì 7 đến 10 ngày là sẽ thấy tình trạng đỡ hơn rất nhiều.

Trị quai bị

Cách làm rất đơn giản. GIã nhỏ lá diếp cá ra rồi cho lên băng gạc và áp vào phần bị quai bị, cố định lại. Ngày đắp 2 lần là được.

Bệnh đau mắt đỏ

TRung 35g lá diếp cá với nước sôi sau đó để ráo hẳn nước. Sau đó đem đi giã nhuyễn và cho vào miếng gạc 2 mặt. Đắp miếng gạc vào mắt bị đau trước khi đi ngủ. Kiên trì trong 3 đến 5 ngày tình trạng sưng đau sẽ giảm.

Khi dùng diếp cá, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng diếp cá một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Phân biệt viêm mũi dị ứng khác gì so với viêm mũi thông thường

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng trải qua việc chảy nước mũi liên tục làm cho bản thân cảm thấy vô cùng khó chịu và thường nghĩ đó chỉ là sổ mũi thông thường? Tuy nhiên, đó là triệu chứng dẫn đến một số bệnh viêm mũi. Có nhiều loại viêm mũi, để điều trị kịp thời bệnh lý trước hết chúng ta nên biết chính xác chúng ta bị loại viêm mũi nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt viêm mũi dị ứng với dị ứng thông thường và sẽ hướng dẫn các cách chữa trị cho từng loại bệnh.

f:id:thongtinsuckhoe:20200409170600j:plain

viêm mũi

1. Viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là gì? 

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như thời tiết, bụi, khói, lông, nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm,...

Viêm mũi dị ứng không đe doạ tính mạng, nhưng nó lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Đa số những người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21-30.

f:id:thongtinsuckhoe:20200409165753p:plain

viêm mũi dị ứng

Thông thường, bệnh viêm mũi thường xảy ra theo mùa vụ hoặc lâu năm với hai thể là viêm mũi cấp tính và viêm mũi mãn tính.

 

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. 

Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ. Khi kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, kết quả sản sinh ra các chất là nguồn gốc gây nên những rối loạn dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu:

Dị ứng thời tiết như trời lạnh hay nóng đột ngột, ẩm ướt…

Bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông ( như chó, mèo, gia cầm)

Khói như khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy,…

Nhiều người có thể mắc viêm mũi dị ứng trong quá trình điều trị y học như gây mê, gây tê, dùng kháng sinh, aspirin…

 

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Hắt xì liên tục: một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể có đang mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay không. Bởi khi xuất hiện bệnh, cơ thể sẽ ngay lập tức phản ứng lại các tác nhân gây bệnh bằng những cơn hắt hơi liên tục và phát đột ngột.

Nghẹt mũi: hiện tượng nghẹt mũi hai bên không thở được, phải thở bằng miệng. Điều này rất nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là bệnh có thể gây ra những bệnh khác như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi…

Chảy nước mũi: người bệnh khi bị viêm mũi thường chảy nước mũi cả hai bên. Nước mũi trong và không có mùi.

Ngứa mũi: đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết chứng viêm mũi ngay tại thời kỳ khởi phát. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa mũi và đôi khi ngứa mắt, ngứa vùng tai ngoài.

Đau đầu: Bệnh viêm mũi dị ứng còn khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác đau đầu, đau nhức nửa từng, sưng vùng mí mắt…

 

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc đặc trị

Tùy vào mức độ thường xuyên và độ nặng của triệu chứng mà bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc như:

Các loại kháng sinh, steroids dạng uống, dạng xịt, thuốc co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ.

Thuốc kháng histamin dạng uống và xịt.

Thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào…

Thống kháng leukotriene.

Cải thiện thói quen

Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài

Hạn chế nuôi chó, mèo hoặc vật nuôi có lông khác trong nhà.

Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý

Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa sạch sẽ.


2. Viêm mũi thông thường

Viêm mũi thông thường là gì?

Viêm mũi thông thường là bệnh rất thường gặp, mà chúng ta hay gọi là sổ mũi do cảm lạnh. Tên chính xác của nó là “nhiễm siêu vi đường hô hấp trên”. 

 

Nguyên nhân của viêm mũi thông thường

Trên thực tế, có hơn 200 loại siêu vi có thể gây ra viêm mũi thông thường. Mỗi loại siêu vi còn chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Do đó, cơ thể chúng ta khó lòng sản sinh ra miễn dịch chống lại được tất cả các loại siêu vi trên. 

 

Triệu chứng của viêm mũi thông thường

Các dấu hiệu cụ thể nhất và rõ ràng nhất ở mũi hay gặp nhất là chảy nước mũi và nghẹt mũi. Bên cạnh đó, các triệu chứng ở họng cũng rất hay đi kèm như đau họng, ngứa họng, khô họng. Đôi khi các bác sĩ cũng gọi bệnh này là viêm mũi họng. Các cơn ho khan kéo dài thường xuất hiện trễ hơn các dấu hiệu trên. Ho trong trường hợp này thường không liên quan đến các bệnh lý ở phổi. Những khó chịu khác các bạn có thể dễ dàng hình dung khi bị cảm lạnh đó là nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ,…

 

Điều trị của viêm mũi thông thường

Viêm mũi thông thường là do siêu vi gây ra, và thường tự khỏi sau khoảng 3-10 ngày. Bạn cần bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, uống nhiều nước để giúp cơ thể có thể chống chọi tốt với bệnh. Bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để giảm bớt khó chịu hay mệt mỏi nếu bệnh phát tán như thuốc giảm đau, thuốc giảm sung huyết, thuốc giảm tiết …